Có hẳn 1 cuốn sách viết riêng cho bóng đá châu Á, cụ thể là bóng đá Hàn Quốc vào kỳ World Cup 2002 được cho là “dơ bẩn” nhất trong các kỳ WC. Cuốn sách mang tên “Châu Á và tương lai bóng đá” do tác giả Weinberg viết.
Cuốn sách nói về lịch sử hình thành, hành trình phát triển bóng đá và tầm ảnh hưởng đến bóng đá ở châu Á của “Xứ sở Kim Chi”. Trong đó, có 1 chương được tác giả dành riêng để giải thích lý do tại sao Hàn Quốc quyết tâm dành được quyền đăng cai World Cup 2002 và những hành động bất chấp, có thể nói là dơ bẩn để tạo nên kỳ tích vào mua WC năm đó.
Bối cảnh ở châu Á lúc đó.
Ngoài sự xuất xắc của Ronaldinho, Rivaldo hay Ronaldo tại World Cup 2002 được giới truyền thông dành tất cả những lời có cánh. Bên cạnh đó, màn trình diễn kỳ tích của đội chủ nhà Hàn Quốc kèm theo đó là những quyết định khó hiểu và “đầy mùi tanh” của trọng tài khi đội chủ nhà thi đấu đã biến World Cup 2002 thành 1 trong những kỳ World Cup dơ bẩn nhất lịch sử.

Trước đó vào năm 1996, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nung nấu ý định là 2 nước đầu tiên tại châu Á sẽ tổ chức World Cup. Nội việc Nhật Bản chưa bao giờ vượt qua vòng bảng World Cup cùng những nỗi lo về việc di chuyển qua lại đã khiến không ít phong viên của tất cả các nước xầm xì về việc này.
Điểm khó khăn nhất vẫn là sự khác biệt về múi giờ khiến các cầu thủ châu Âu khó thể nào mà hòa nhập được, việc này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe của cầu thủ. Nhưng không hiểu sao, FIFA đã chấp nhận mang World Cup 2002 về với lục địa đông dân nhất thế giới – châu Á và mặc kệ những lời chỉ trích từ mọi phía.
Kể từ khi nền kinh tế của Hàn Quốc có mực nhảy vọt, chính phủ nước này xem bóng đá như bộ môn thể thao để thay đội bộ mặt của họ. Sau khi sử dụng những chiêu trò để giúp Đội tuyển Hàn Quốc đạt được những thành tích tốt lại Olympic Seoul 1988, người Hàn lại tiếp tục nung nấu ý định để mang WC đến với xứ sở Kim Chi.
Hơn 10 năm sau, những “trò lố bịch” lại được sử dụng tại World Cup 2002 thêm 1 lần nữa, lúc đó Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc (KFA) đã được chính phủ trao nhiệm vụ dù bất cứ giá nào, tốn bao nhiêu tiền đi nữa vẫn phải mang WC về với nước này.
Trước khi World Cup 2002 diễn ra, tất cả các cầu thủ châu Á đều bị “khinh thường” bởi vì kỹ năng cùng thân hình nhỏ bé và không bao giờ được coi là 1 đội bóng mạnh khi tham gia giải đấu lớn nhất hành tinh này. Quan điểm này đã bị thay đổi trong nhiều năm trở lại đây, với sự đổ bộ của các ngôi sao Nhật Bản và Hàn Quốc tại Bundesliga hay nhiều giải đấu khác ở châu Âu.
Bê bối bắt đầu diễn ra.
Chiến lược đăng cai WC của Hàn Quốc rất khác so với người láng giềng Nhật Bản. Trong khi Nhật Bản chỉ yêu cầu những bên có trách nhiệm đảm đương nhiệm vụ mang WC về với xứ sở hoa anh đào thì Hàn Quốc huy động dường như toàn bộ chính phủ trong công cuộc tổ chức World Cup 2002. Hàn Quốc thời điểm đó liên tục có các cuộc gặp với những thành viên cao cấp nhất của FIFA. Với người Hàn, đó gần như là dự án của quốc gia.

Chỉ sau chiến thắng trong trận khai mạc trước Ba Lan, kinh tế Hàn Quốc ước tính GDP nước nhà tăng khoảng 5,3%. Vài tuần sau, Hàn Quốc tiếp tục đưa cả đất nước lên thiên đường sau các trận đấu tai tiếng ở vòng knock-out, gặp Italy và Tây Ban Nha.
Trọng tài người Ecuador, Byron Moreno liên tục có những pha thổi còi thiên vị rõ ràng cho Hàn Quốc trong trận gặp Italy. Sau đó, Hàn Quốc đã đánh bại Italy với tỷ số 2-1 bằng bàn thắng vàng của Ahn Jung Hwan ở phút thứ 118. Đến tứ kết, Hàn Quốc tiếp tục tạo ra 1 cơn địa chấn khi vượt qua TBN trên chấm phạt đền. Những quyết định đáng ngờ của trọng tài người Ai Cập Gamal Al-Ghandour và trợ lý người Trinidad và Tobago, Michael Ragoonath bị đem ra mổ xẻ sau đó.
Một tờ báo nổi tiếng của Italy vào lúc đó đã tiết lộ Ragoonath là “đệ tử ruột” được Jack Warner là vị phó chủ tịch tai tiếng nhất lịch sử FIFA cài cắm. Warner là trung tâm của những vụ bê bối tại FIFA những năm sau này. Vào năm 2016, FBI đưa ra tất cả 47 bảng cáo trạng cho Warner, liên quan đến 150 triệu USD tiền bẩn và ăn hối lộ từ các nước. Cựu luật sư người Trinidad và Tobago bị dẫn độ sang Mỹ và tuyên bố sẵn sàng sẽ khai hết, vì đấy là cách tốt nhất để không bị thủ tiêu.
Tại bán kết, khi gặp đối thủ quá mạnh là những Cỗ xe tăng Đức, biết không thể thắng nên CĐV đã có những hành động vô cùng thiếu văn hóa. Người hâm mộ Hàn Quốc đã chế “di ảnh” của tiền đạo Miroslav Klose và thủ thành Oliver Kahn để trù 2 cầu thủ này mất mạng. Tuy nhiên, mục đích đen tối của họ đã thất bại hoàn toàn khi Michael Ballack ghi bàn duy nhất ở phút 75, chấm dứt “nỗi ác mộng” mang tên Hàn Quốc.
Nhắc đến 2002, người châu Âu dường như “nổi da gà” khi nhớ đến sự “dơ bẩn” của bóng đá Hàn Quốc giai đoạn đó. Nhưng người Hàn vẫn coi đó là 1 trong những kỳ tích của bóng đá Hàn Quốc và vô cùng tự hào. Hãy chia sẽ với Thể Thao Số góc nhìn của bạn về vấn đề này bằng cách để lại bình luận bên dưới bài viết nhé !