Bên cạnh những hào quang lấp lánh, những phần thưởng giá trị và liều thuốc bổ tinh thần cho CĐV và các cầu thủ bóng đá, môn thể thao vua cũng có những mặt tối giữa các quốc gia. Khi bóng đá cũng bị “vấy bẩn” bởi những vấn đề chính trị thì nó không còn giữ được sự minh bạch giữa các trận đấu. Sau đây Thể Thao Số sẽ tổng hợp lại những trận đấu có mùi dàn xếp tỷ số hot nhất trong lịch sử của giải Euro.
Nước mắt của người Ý năm 2004.
Trước trận đấu cuối cùng gần như là quyết định tấm vé vượt qua vòng bảng Euro 2004 của đội tuyển Ý. Sau 2 lượt trận đầu với lối chơi nghèo nàn về chiến thuật, Ý đã có được 2 điểm sau khi bị các đối thủ dưới cơ là tuyển Đan Mạch cùng Thụy Điển cầm hòa. Tình thế càng khó khăn hơn khi Đan Mạch và Thụy Điển lúc này đang có 4 điểm sau khi thắng Bulgaria và đội bóng Đông Âu chắc chắn phải xách vali về nước sau 2 trận thua liên tiếp tại vòng bảng.

Việc đá với Ý ở vòng cuối cùng chỉ là vấn đề thủ tục và giúp Italy 1 phần có thể định đoạt được số phận của mình. Cụ thể là nếu Italia thắng Bulgaria, còn Đan Mạch hòa Thụy Điển, sẽ có 3 đội cùng được 5 điểm (Italia, Đan Mạch và Thụy Điển). Khi ấy do cả 3 đội đều hòa nhau, hiệu số bàn thắng bại sẽ định đoạt 2 tấm vé đi tiếp.
Cánh cửa sẽ sập hoàn toàn cho người Ý nếu Đan Mạch và Thụy Điển hòa nhau với tỉ số trên 2-2 trở lên. Người Italia có quyền lo về việc “Bắt tay nhau” trong trận đấu đó của 2 quốc gia vùng Bắc Âu nhưng kịch bản để 2 quốc gia đó hòa với tỉ số trên 2-2 là rất thấp vì một phần vấn đề chính trị của 2 nước đang có nhiều vấn đề bất cập.
Nhưng đời không như là mơ, mọi điều tồi tệ nhất có thể xảy ra đã xảy ra. Cay đắng hơn cho người Italia là nó được ấn định ở phút 89, sau khi Mattias Jonson gỡ hòa 2-2 cho Thụy Điển. Điều ấy có nghĩa là kể cả khi Italia có thắng Bulgaria 10-0, Đan Mạch và Thụy Điển vẫn bắt tay nhau để đi tiếp. Ngay sau bàn gỡ 1 CĐV Thụy Điển giơ cao tấm bảng có chữ “2-2 = Nordic Victory”, tạm dịch là “Người Bắc Âu chiến thắng” và “Get out Spaghetti” có nghĩa là “Tạm biệt Mì Ý”.
Một năm sau khi Euro 2004 kết thúc, tờ Offside của Thụy Điển đã công bố đoạn hội thoại của 2 cầu thủ trước giờ bóng lăn. Khi hai đội đang khởi động để bắt đầu trận đấu, hậu vệ Thụy Điển Erik Edman tiến đến Daniel Jensen, người đồng nghiệp phía bên kia và hỏi: “Tại sao chúng ta không hòa 2-2 nhỉ?”.
Vụ ăn cướp trắng trợn của người Anh năm 1996.
Các đội bóng sẽ được trọng tài “du di” hơn nếu được thi đấu trên sân nhà. Nhưng trong trận đấu mang yếu tố 1 mất 1 còn như vòng tứ kết Euro 1996 giữa Anh và Tây Ban Nha thì nên loại bỏ hẳn những vết nhơ đó.

Trên sân Wembley, Tây Ban Nha đã bị các vị trọng tài từ chối thẳng thừng 2 bàn thắng của Julio Salinas và Kiko mà không cần xem lại tình huống hoặc hội ý. Ngoài ra các vị vua áo đen trong trận đấu đó đã cố tình phớt lờ 2 tình huống đáng lẽ Tây Ban Nha phải được hưởng phạt đền sau khi cầu thủ Anh cố tình vào bóng nguy hiểm ở trong vòng cấm.
Cuối cùng TBN phải cay đắng nói lời chia tay với Euro 1996 khi thua Anh trong loạt luân lưu với tỷ số 2-4. Phát biểu sau trận đấu, tiền đạo Salinas tức giận bày tỏ :“Chúng tôi không chỉ đấu với 11 cầu thủ và 70 nghìn cổ động viên mà còn phải đối phó với cả 3 trọng tài nữa. Chiến thắng là điều không tưởng.”
Chính vì Anh là đội chủ nhà vòng chung kết Euro 1996 nên việc “Du di” cho đội tuyển Anh là điều cần làm để các tập đoàn “đen” có thể giữ được doanh thu bán vé từ đội chủ nhà. Nếu Anh bị loại ở trận đấu đó, Euro 1996 có thể không còn được “Nóng” vì CĐV không còn đến sân để tiếp tục theo dõi các trận đấu còn lại.
Bàn thắng Chúa “Ban” cho đội tuyển Pháp.
Italy thì bị loại 1 cách gián tiếp nhưng đối với Bồ Đào Nha ở Euro 2000, khi trận chung kết vẫn đang rộng mở với họ. Cụ thể trong trận bán kết giữa Pháp và Bồ Đào Nha, chỉ còn 3 phút nữa là kết thúc hiệp phụ và đến với chấm phạt đền. Sylvain Wiltord lao vào sút bồi sau khi bóng bật ra từ pha cản phá của Victor Baia.

Cú sút của anh đưa bóng đi trúng chân của Xavier đang khép góc ở gần cột dọc bay ra ngoài. Trọng tài ngay lập tức chỉ tay vào chấm phạt góc như bình thường, nhưng một lúc sau khi hội ý với trợ lý, ông đã thay đổi 180 độ và cho Pháp hưởng 1 trái penalty đầy tranh cãi bởi 1 tình huống không rõ ràng. Zidane không bỏ lỡ cơ hội giúp Pháp ghi bàn mở tỷ số qua đó đi vào trận chung kết và giành chức vô địch Euro 2000.
Phát biểu sau trận đấu, Xavier nói: “Tôi hoàn toàn trong sạch. Bạn không thể nhoài người phá bóng mà không chống tay xuống đất. Vậy mà trợ lý trọng tài cho rằng tôi dùng tay chơi bóng. Chúng tôi thực sự không đáng bị thua.”
Bi kịch chính trị của Tây Ban Nha.
Tại Euro 1960, khi trận bán kết và chung kết được tổ chức trên 1 quốc gia. Đội tuyển TBN đã tạo nên cơn mưa bàn thắng trước Ba Lan với tổng tỉ số sau 2 trận đấu là 7-2. Tuy nhiên, đội hình gồm những tài năng xuất chúng mà đứng đầu là huyền thoại Alfredo Di Stefano đã phải nhận 1 trái đắng từ chính quyền Tây Ban Nha lúc đó. Nhà độc tài Franco lúc đó đã không cho đội bóng của mình tham dự trận tứ kết ở Liên Xô vì quan hệ chính trị giữa 2 nước. Điều đó cũng là 1 phần giúp Liên Xô năm đó đăng quang ngôi vô địch.

Trên đây là những tổng hợp về những mặt tối của các trận đấu ở các giải đấu Euro cũ gây chấn động nền túc cầu thế giới. Các bạn hãy cùng thảo luận với Thể Thao Số bằng cách để lại bình luận bên dưới bài viết nhé !